Môn nhảy cầu – Những góc khuất có thể người xem chưa biết

(GMT+7)

Môn nhảy cầu có cả nội dung dành cho nam và Nữ. Đây là môn thể thao được thi đấu ở Olympic nhưng có lẽ không nhiều người biết về môn thể thao này. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây

Khi xem biểu diễn qua ti vi bạn sẽ thấy được rất chi tiết những màn nghiêng, hay xoay lật đẹp mắt từ khi bắt đầu nhảy cho tới khi rơi xuống từ độ cao 10m ? Đó chính là những vẻ đẹp của định luật vật lý.

1. Nội dung và hình thức thi đấu của môn nhảy cầu

Đối với môn nhảy cầu thì tất cả những vận động viên đều sẽ được bắt đầu với một cú nhảy từ những tấm ván với độ cao từ 3m hoặc là 10m so với mặt nước. Thời gian để thực hiện có khi chỉ tầm 2 giây. Thế nhưng trong khoảng thời rất nhanh đó họ sẽ cần phải thực hiện những động tác xoay vòng trên không hoặc là tiếp nước một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Môn nhảy cầu và những điều cần biết
Môn nhảy cầu và những điều cần biết

Pha nhảy từ ván cầu sẽ có hình dạng như nửa phía trước của một đường parabol. Khi đó vận động viên nhảy cầu sẽ đạt được điểm cao nhất với cú nhảy giữa không trung, cách tấm ván nhảy khoảng 2m, bật thật cao khi đó vận động viên sẽ càng có nhiều thời gian để thực hiện màn biểu diễn của mình trước khi tiếp nước.

Hai tư thế chủ yếu trong môn nhảy cầu chính là các pha xoay lật 

  • Tư thế thứ nhất là “tucked” – co đầu gối, với hai tay ốm gối, tiến hành cuộn mình giống như một trái bóng tròn, tiếp đó sẽ thực hiện động tác xoay và duỗi người tiếp nước.
  • Tư thế thứ hai là “piked” – duỗi thẳng đầu gối, với tư thế này hai tay ôm gói và cẳng chân, mặt sẽ úp gối rồi thực hiện từng động tác xoay lật duỗi và tiếp nước.

2. Đặc điểm của từng động tác nhảy trong môn nhảy cầu

  • Với cú nhảy “tucked”, tư thế vận động tiến hành cô người lại giống như trái bóng sau đó lộn vòng. Pha thực hiện này sẽ tạo thành momen quán tính hướng lên phía trên và chống lại sự gia tốc trong quá tình rơi. Việc rơi chậm hơn sẽ đồng nghĩa với việc có thời gian biểu diễn những cú xoay trước khi tiếp nước.
  • Với cú nhảy “piked”, đây chính là một tư thế khó hơn bởi nó sẽ không tạo momen quan tính lớn như là dạng quay tròn của “tucked”. Khi đó thì vận động viên nhảy cầu cũng sẽ khó để có thể kiểm soát tốc độ xoay, lật hơn trong tư thế này. Bởi vậy để nếu thực hiện cú “piked” thành công thì điểm sẽ được tính cao hơn so với cú “tucked”.

Sau khi đã hoàn thành tất cả những pha xoay lật thì vận động viên nhảy cầu sẽ duỗi người đề tiếp nước, theo như tiêu chuẩn chung là môt pha tiếp nước đẹp và một pha tiếp nước mà vận động viên sẽ lặn vào nước sao cho ít có xao động trên mặt nước nhất. Tìm hiểu thêm Bơi nghệ Thuật là gì – Những điều cần biết về môn thể thao này

Để có thể thực hiện được điều này thì vận động viên cho dù tiếp nước bằng chân hay là ở tư thế nào như là trồng chuối thì đều tìm cách tạo được một góc rơi xiên thẳng xuống mặt nước trong khi đang rơi cùng với vận tốc trên nước là 48 km/h. Đó không phải là điều dễ thực hiện.

Pha tiếp nước hoàn hỏa còn được gọi là “rip entry”, đây là pha tiếp nước mà vận động viên rơi xuống theo một phương thẳng đứng, chỉ xé mặt nước và gây gợn sóng li ti. “Rip” trong “rip entry” là âm thanh đặc trưng của pha tiếp nước đó.

Trên đây là những thông tin liên quan tới môn nhảy cầu, về những yêu cầu kỹ thuật mà một vận động viên nhảy cầu cần phải thực hiện nếu muốn đạt được điểm cao trong bài thi. Chỉ với thời gian thi đấu biểu diễn rất ngắn nhưng chắc chắn sự khổ luyện để có được bài tập hoàn hảo như vậy công sức mà họ bỏ ra rất lớn.

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá