Hiện tượng nguyệt thực nhật thực là sao? xảy ra lúc nào?

(GMT+7)

Hiện tượng nguyệt thực nhật thực là sao? Khi Trái đất có rất nhiều hiện tượng thiên văn tự nhiên vô cùng kỳ thú và trong số đó có nhật thực, nguyệt thực. Vậy chúng có điểm nào khác nhau, hãy xem bài viết dưới của mục khám phá để hiểu rõ hơn nhé!

Hiện tượng nguyệt thực nhật thực

Hiện tượng Nhật thực 

Nhật thực là gì? diễn ra khi nào?

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất.

Thường Nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất. Lúc này mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn hoặc một phần. Khi có hiện tượng Nhật thực là lúc mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Và điều này chỉ xảy ra trong kỳ trăng mới.

Mặc dù một trăng mới là cần thiết cho nhật thực có thể xảy ra, nhưng nhật thực lại không xảy ra ở mọi kỳ trăng mới. Vì mặt phẳng của quỹ đạo mặt trăng khi di chuyển quanh trái đất và nghiêng với góc khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất khi di chuyển quanh Mặt Trời. Nơi 2 quỹ đạo này gặp nhau chính là điểm nút của mặt trăng và Nhật thực sẽ xảy ra khi có trăng mới diễn ra ở gần điểm nút này.

hien-thuong-nguyet-thuc-nhat-thuc
Hiện tượng Nhật thực

Phân loại Nhật thực

  • Nhật thực toàn phần: Hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời và hình thành các vùng bóng tối, bóng nửa tối trên bề mặt trái đấy. Nhật thực toàn phần diễn ra khi mặt trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng trên đường di chuyển ở vùng bóng tối của Mặt Trăng. Còn nếu ai đứng ở nửa vùng bóng tối thì sẽ quan sát được nhật thực 1 phần.
  • Nhật thực một phần: Lúc này mặt trăng không che khuất hoàn toàn đĩa mặt trời và hình thành vùng nửa bóng tối ở bề mặt trái đất.
  • Nhật thực hình khuyên: Hiện tượng này xảy ra khi vùng đối của vùng bóng tối xuất hiện trên trái đất. Tức là đĩa mặt trăng sẽ che khuất vùng trung tâm của đĩa mặt trời và để lộ vùng rìa ngoài mặt trời. Nhật thực hình khuyên chỉ xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
  • Nhật thực lai: Hiện tượng này thì rất hiếm khi xảy ra và thường xảy ra lúc nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần.

Hiện tượng Nguyệt thực

Định nghĩa về Nguyệt thực

Đây là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời và ta thường gọi là mặt trăng máu. Lúc này mặt trăng sẽ đi vào hình chóp bóng của trái đất và đối diện với Mặt Trời.

Bởi mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng mà chúng ta thấy ánh sáng là do mặt trời chiếu vào mặt trăng. Còn lúc mặt trăng, trái đất và mặt trời thẳng hàng nhau thì trái đất bị che khuất ánh sasg của mặt trời. Lúc này mặt trăng tối dần do bị khuất sau bóng trái đất và đây chính là Nguyệt thực.

hien-thuong-nguyet-thuc-nhat-thuc-khi-nao
Hiện tượng Nguyệt thực

Phân loại Nguyệt thực

  • Nguyệt thực toàn phần: Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Và Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này thì ánh trăng bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Khi xảy ra nguyệt thực toàn phần thì tia sáng của mặt trời trước khi chuyển đến mặt trăng đã chiếu vào chóp bóng của trái đất, bịt khí quyển trái đất. Những tia sáng bước sóng ngắn bị cản lại hết và chỉ còn 1 số tia sóng dài như đỏ và cam xuyên qua. Do đó mặt trăng có màu đỏ nhạt và thường xảy ra trong vòng 104 phút.
  • Nguyệt thực một phần: Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Mặt trăng sẽ bị mờ ánh sáng và bị che đi 1 phần. Và có thể nhìn thấy bóng của Trái đất màu đen đang bị che khuất mặt trăng. Nguyệt thực 1 phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần diễn ra và kéo dài 6 giờ.
  • Nguyệt thực nửa tối: Mặt trăng đi qua vùng nửa tối của trái đất, lúc này mặt trăng sẽ mờ  và tối đi do đó nguyệt thực bán phần khá khó nhìn và mắt thường khó nhìn thấy được.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn đã hiểu được nguyệt thực, nhật thực là gì? và những điều mà bạn cần biết xung quanh hiện tượng này nhé!

Xem thêm:  Trăng Xanh là gì? Siêu trăng xanh xuất hiện khi nào?

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá