Hiện tượng thủy triều đỏ – Tác hại và biện pháp ngăn ngừa

(GMT+7)

Hiện tượng thủy triều đỏ không phải ai cũng biết bởi lúc nước biển không giữ được màu xanh nữa mà chuyển sang màu đỏ, hoặc có ít khi sẽ là màu cam, màu xanh…Vậy hiện tượng thủy triều đỏ là như thế nào, cùng chuyên mục khám phá đi tìm hiểu rõ hơn nhé!

Hiện tượng thủy triều đỏ

Hiện tượng thủy triều đỏ hay còn gọi là tảo nở hoa. Đây là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước. Vì tảo ở cửa sông, biển hoặc vùng nước ngọt tích tụ lại khiến mặt nước đục hay chuyển màu, có khi tím, hồng, xanh hoặc đỏ. Phụ thuộc vào từng loại tảo khác nhau. Vì thể thủy triều đỏ có thể sản sinh ra các độc tố tự nhiên và làm suy giảm oxy nên cũng gây ra nhiều tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại”.

hien-tuong-thuy-trieu-do-tac-hai-va-bien-phap-ngan-ngua
Hiện tượng thủy triều đỏ

Nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ

Sự thiếu hụt oxy trong nước khi oxy giảm nhanh chóng và hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi như nhiệt độ đột ngột tăng cao hay sự trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.

Một số yếu tốc khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như Sahara là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ.

Ảnh hưởng nguy hiểm của thủy triều đỏ

Con người

Hiện tượng thủy triều đỏ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Nếu bạn ăn phải sinh vật bị nhiễm độc tố như Karenia brevis – một loại tảo hay gặp ở vịnh Mexico. Và khi tảo này nở hỏa sẽ gây dự ứng mắt, ảnh hưởng đến đường hô hấp của con người với biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Nguy hiểm hơn, nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau tạo thành hợp chất cao phân tử. Và có thể sẽ gây tê liệt thần kinh.

Sinh vật biển

Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản sẽ khiến tôm cá chết hàng loạt, phá vỡ hệ sinh thái và bầu không khí xung quanh cũng khó thở hơn. Nếu như tảo nở hoa và chết đi thì quá trình phân hủy của chúng sẽ hút cạn oxy trong nước biển khiến cho các động vật sống ở biển chết hàng loạt.

Bên cạnh đó sự tích tụ một lượng tảo biển quá lớn sẽ tạo nên màng nhầy trên mang cá và làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ khí oxi trong nước. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra trên mang cá chết do hiện tượng này gây ra khi chúng bị tổn thương.

Đã có nhiều quốc gia trên thế giới có hiện tượng thủy triều đó khiến cá chết như Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc. Có khoảng 36 tấn cá chết ở Hong Kong vào cuối năm ngoái được cho là do hiện tượng này. Còn nhắc lại năm 2013, tại bờ biển đảo Borneo có hiện tượng này và đã làm 2 người thiệt mạng sau khi họ ăn sinh vật biển bị nhiễm độc.

Thực tế thì tảo biển là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương và hầu hết các đợt tảo biển nở hoa là có lợi. Vì chúng sẽ cung cấp số lượng lớn thức ăn cho nhiều loài động vật khác. Tuy nhiên khi sự cân bằng bị phá vỡ thì lượng tảo biển sinh sôi nảy nở sẽ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển.

hien-tuong-thuy-trieu-do-tac-hai
Ảnh hưởng nguy hiểm của thủy triều đỏ

Các biện pháp ngăn ngừa

  • Lên kế hoạch và đưa ra các bản đồ để liệt kê chi tiết có khả năng xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ.
  • Nhìn vào tác hại khi tảo nở gây ra để đưa ra những phương án và kế hoạch để khắc phục.
  • Kiểm soát chặt chẽ các nguồn chất thải nhất là nơi nuôi trồng thủy hải sản.
  • Hạn chế việc tảo nở hoa bằng cách lắng tảo hoặc dùng hóa chất sinh học.
  • Quản lý môi trường ven biển một cách chặt chẽ

Hiện tượng Thủy triều đỏ ở Việt Nam cũng như trên thế giới xảy ra vô cùng nguy hiểm bởi để lại nhiều tác hại mà chúng ta đã thấy ở bài viết trên, vì thế chúng ta hãy nâng cao ý thức để bảo vệ môi trường biển nhé!

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá