Trúng gió nên làm gì và cách phòng ngừa khi bị trúng gió
Trúng gió nên làm gì? Bởi khi trúng gió cơ thể sẽ rất mệt mỏi và khó chịu vì thế cần trang bị một số mẹo cơ bản để có thể đẩy giá độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Bài viết dưới đây của chuyên mục khám phá sẽ giúp bạn nhé!
Trúng gió nên làm gì?
Cách chữa trúng gió trong Đông y
- Cần làm ấm cơ thể như uống trà gừng hoặc nước ấm hòa gừng tươi, giã nát.
- Lòng bàn chân cần giữ ấm bằng cách xoa dầu nóng
- Ăn cháo hành nóng hoặc tía tô khi đã tỉnh táo và phục hồi
- Ở các vị trí thái dương, đầu mũi, sau tai, cổ, huyệt nhân trung cần được thoa dầu nóng.
- Nếu bất tỉnh thì nên dùng ngón tay để bấm vào huyệt nằm dưới gốc mũi lúc này cần kê cao chân của bệnh nhân và để đầu ở vị trí thấp hơn để tăng lưu lượng máu lên não.
- Tránh tuyệt đối gió lạnh và giữ ấm hoàn toàn cho cơ thể.
- Cạo gió hoặc giác hơi để trị trúng gió nhưng với người huyết áp cao hoặc phụ nữ mang thai thì không nên áp dụng.
Cách chữa trúng gió trong Tây y
Với Tây Y thì khi bị trúng gió bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một số loại thưởng cảm như paracetamol, paradol… hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng trúng gió như: hạ sốt, giảm đau và tăng đề kháng cho cơ thể bằng vitamin C. Sau đó nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ nếu bệnh nặng hơn.
Bị trúng gió nên ăn gì để nhanh phục hồi cơ thể
Gừng: Sẽ làm ấm cơ thể và lưu thông mạch máu, khám viêm, giảm đau nhức. Bạn có thể kết hợp với mật ong hoặc chanh để hiệu quả hơn.
Cam: Cam là loại hoa quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Cháo hành, cháo tía tô nóng: Tía tô và hành lá cũng có khá nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra cơ thể ốm dậy còn rất yêu nên ăn cháo sẽ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn, nhẹ nhàng hơn. Nên ăn cháo khi còn nóng để làm ấm cơ thể sau khi bị trúng gió.
Cách phòng ngừa trúng gió
Tăng đề kháng, tập luyện thể dục thể thao, bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ bị trúng gió. Bên cạnh đó bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau để tránh trúng gió nhé!
- Tai, cổ, đầu cần phải được giữ ấm khi thời tiết trở lạnh. Không ra ngoài khi trời quá khuya hoặc quá sớm để tránh sương và gió lạnh.
- Tắm xong cần phải lau khô thật kỹ càng, giữ ấm cho cơ thể ngay bởi gió lớn hoặc nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cho cơ thể dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt. Không nên tắm nước quá lạnh hoặc tắm quá khuya cũng như khi đang say rượu bia.
- Phòng ngủ cần kín gió, không để gió lùa vào phòng.
- Khi tỉnh dậy không nên xuống giường ngày mà hãy nằm một lát để cơ thể được tỉnh táo cái đã.
- Khi di chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp như từ máy lạnh ra trời khi thời tiết nắng nóng lúc này bạn cần đứng gần cửa để cơ thể dễ thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đã rồi mới bước hẳn ra ngoài.
- Tránh để hơi lạnh của điều hòa phả vào gáy, bên cạnh đó cần thực hiện 1 vài động tác vận động nhẹ nhàng khu vực cổ, vai, gáy để máu lưu thông.
- Mũ, khẩu trang, khăn quàng cổ cần được chuẩn bị sẵn nếu thời tiết trở lạnh đột ngột.
Nói chung về trúng gió thì bất cứ ai cũng sẽ dính và nếu không biết phòng tránh để hạn chế bị trúng gió thì bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể nhé. Hy vọng những kiến thức vừa rồi đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi bị trúng gió nên làm gì.
Xem thêm: