Ý nghĩa của Bánh chưng trong ngày tết cổ truyền Việt Nam

(GMT+7)

Ý nghĩa của Bánh chưng trong ngày tết cổ truyền Việt Nam – là món ăn dân giã, hương vị ẩm thực đặc trưng của người Việt mỗi dịp đón năm mới. Ẩn chứa nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần độc đáo và thú vị. Cụ thể hãy cùng bài viết dưới đây khám phá xem nhé!

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy

Như chúng ta cũng biết về truyền thuyết ” Bánh Chưng, bánh dày” ở đời vua Hùng Vương thứ 6. Nhân dịp ngày giỗ tổ vua Hùng triệu tập các quan lang đế và tuyên rằng: Vị lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với vua thì nhà vua sẽ nhường ngôi lại.

Những vị quan Lang khác đều lên rừng xuống biển tìm các lễ vật quý hiếm để dâng vua. Chỉ có người con trai thứ 18 là Lang Liêu lại nghèo khó nhất nhưng có tính tình hiện hậu, lối sáng đạo hạnh và có hiếu. Khó để tìm được những sản vật quý hiếm để dâng vua cha nên chàng đã dùng nông sản hàng ngày làm ra là đỗ, gạo nếp, thịt lợn và lá dong để làm ra 2 loại bánh chưng và bánh dày để tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.

Lễ vật này của Lang Liêu được vua Hùng khen ngợi nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó bánh chưng, bánh dày trở thành lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha ta. Món ăn này không thể nào thiếu với người dân Việt Nam vào mỗi năm lễ tết và dân ta thường có câu.

                                         Bên ngoài xanh lá dong xanh.

                                    Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu.

                                        Gói nghĩa tình, gói yêu thương.

                                     Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

y-nghia-cua-banh-chung-trong-ngay-tet-co-truyen-viet-nam
Ý nghĩa của Bánh chưng trong ngày tết cổ truyền Việt Nam

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết Việt Nam

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Đây được xem là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên. Bánh chưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho Trái Đất. Bánh dày hình tròn tượng trưng cho Trời.

Bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại. Như truyền thuyết đã kể ở trên bánh chưng được gói ghém trong đó là cả nền văn minh nông nghiệp của lúa nước, là sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của người nông dân. Bên ngoài là lá dong có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ các nguồn nguyên liệu khác. Bánh muốn ngon cần phải chuẩn bị thật chu đáo, gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ chín tới, thịt nạc, bì mỡ cần ướp đủ gia vị. Khi gói xong cần luộc ngay để bánh được vuông và đẹp nhất.

Ngoài ra bánh chưng còn thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, vì thế phong tục này có thể làm quà để biếu, dâng. Trong ngày tết ngoài bánh chưng bánh dày còn được bày mâm ngũ quả để thể hiện ngũ hành tương sinh, tương khắc.

Không chỉ thế mà bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ, thịt heo cung cấp cho ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể. Bởi đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh và cân bằng với độ béo của thịt, đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Dường như Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, là món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Hình ảnh bánh chưng là một nét độc đáo góp phần làm đẹp phong tục Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi các bạn có thể hiểu rõ hơn về những câu chuyện truyền thuyết và ý nghĩa của bánh chưng trong ngày tết nhé!

Xem thêm:

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá