Luật thi đấu bóng bàn chi tiết nhất mọi cầu thủ cần biết
Luật thi đấu bóng bàn chi tiết nhất mà mọi cầu thủ đều cần biết, khi tham gia rèn luyện với môn thể thao bóng bàn bạn có thể không cần quá bận tâm đến luật thi đấu, nhưng nếu tham gi cuộc thi đấu giải bạn sẽ cần tìm hiểu nội dung này. cùng thể thao tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Trước khi bắt đầu trận đấu
Bắt đầu một trận thi đấu cũng giống như các môn đối kháng khác bằng việc chọn bên thi đấu và giao bóng. Luật bóng bàn quy định quyền chọn giao bóng, đỡ giao bóng và bên bàn đứng trước sẽ được xác định bằng cách rút thăm. Người chọn trúng thăm được quyền chọn giao bóng hay đỡ giao bóng trước hoặc có thể chọn bên bàn đứng lúc bắt đầu trận đấu.
Trong luật giao bóng bàn đơn hoặc luật giao bóng bàn đôi khi mà bên này đã chọn giao bóng hoặc đỡ giao bóng trước hoặc chọn bên bàn đứng lúc bắt đầu của trận đấu thì bên còn lại sẽ được quyền chọn cái khác.
1.1. Luật giao bóng
Cách giao bóng bàn như sau:
- Lúc bắt đầu giao bóng quả bóng được đặt nằm im trên lòng bàn tay tự do mở phẳng, ở đằng sau đường cuối bàn và ở bên trên của mặt bàn.
- Đối với luật giao bóng bàn đánh đơn người được giao bóng phải thực hiện tung bóng lên theo phương thẳng đứng, tuyệt đối không được tạo ra bóng xoáy, phát bóng sao cho quả bóng lên cao ít nhất 16cm sau khi bóng rời khỏi lòng bàn tay không cầm vợt và sau đó rơi xuống không chạm bất cứ vật gì trước khi được đánh đi.
- Khi quả bóng bàn rơi xuống, người được giao bóng sẽ đánh quả bóng đó sao cho bóng chạm bên mặt bàn mình trước và sau đó mới nẩy qua lưới hoặc vòng qua các bộ phận của lưới, chạm trực tiếp vào bên mặt bàn của người đỡ giao bóng. Trong đánh đôi bóng phải của người giao bóng và người đỡ giao bóng.
- Khi quả bóng bàn được đánh đi, trong luật bóng bàn có nói rõ quả bóng phải ở phía sau đường biên cuối bàn bóng bàn nhưng không được xa hơn phía sau phần cơ thể của người giao bóng, trừ tay, đầu hoặc chân là bộ phận cách xa nhất với đường biên cuối bàn.
- Người giao bóng có trách nhiệm là làm sao cho trọng tài hoặc phụ tá trọng tài thấy được là mình cũng đã tuân thủ những yêu cầu đối với quả giao bóng tốt.
- Nếu trọng tài thấy nghi ngờ về quả giao bóng của đấu thủ là không đúng luật, nhưng trọng tài và phụ tá trọng tài không chắc chắn là quả giao bóng đó trái luật, đối với lần đầu tiên của một trận đấu thì nhắc nhở mà không tính điểm.
- Nếu tiếp tục trong trận đấu quả giao bóng của đấu thủ đó bị nghi ngờ về sự hợp lệ vì cùng một lý do hay bất kỳ lý do nào khác đấu thủ này sẽ không được tha không bắt lỗi vì nghi vấn và người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm.
- Bất cứ khi nào có sự không tuân thủ rõ rệt các yêu cầu của quả giao bóng tốt thì không có sự nhắc nhở và người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm trong lần đầu tiên cũng như ở bất kỳ lần nào khác. Đó là cách giao bóng trong luật bóng bàn.
- Trong các trường hợp khác, nếu như đối thủ có khuyết tật hoặc bị hạn chế về quyền giao bóng thì trọng tài có thể nới lỏng những yêu cầu đối với một quả giao bóng tốt trước khi trận đấu được bắt đầu. Bởi trong luật bóng bàn cũng có những điều được xét cả về tình và về lý.
1.2. Luật đổi giao bóng
Luật đổi giao bóng trong môn bóng bàn diễn ra sau mỗi 2 điểm cho tới khi một bên chiến thắng với cách biệt 2 điểm. Nếu điểm thi đấu đạt tới 10-10 (Deuce), giao bóng sẽ được đổi sau mỗi điểm. Trận đấu sẽ kết thúc sau khi 1 bên đạt đến 11 điểm và người chơi phải thắng với ít nhất 2 điểm cách biệt.
Luật giao bóng bàn đánh đôi có quy định việc giao bóng cũng thay đổi giữa các tay vợt cùng 1 bên, một người A1của đội A được giao bóng 2 lần sau đó đổi quyền giao giao bóng sang đối phương, sau khi người B1 của đội B giao bóng 2 lần quyền giao bóng sẽ thuộc về A2 của đội A. Việc giao bóng cứ hoán đổi như vậy cho tới khi có bên chiến thắng.
1.3. Luật đánh bóng và chiến thắng
Luật bóng bàn quy định chỉ cần dùng các phương pháp khác nhau đánh bóng nhưng vẫn tuân thủ luật thì khi bóng sang phần sân của đối phương và được ăn điểm khi đối phương không đỡ được bóng để bóng đập bàn 1 lần rồi bay ra ngoài hoặc trong trường hợp bóng đập bàn ít nhất 2 lần.
Để kết thúc một ván và xác định bên thắng bên thua khi họ được 11 điểm trước. Còn trong trường hợp luật bóng bàn đôi thì 2 cặp đôi đều đạt mỗi bên 10 điểm và sau đó bên nào thắng liền 2 điểm trước nữa là thắng ván đó. Với những kiến thức về luật bóng bàn ở trên hy vọng rằng các bạn sẽ nắm rõ và không phạm phải sai lầm đáng tiếc khi thi đấu và luyện tập.
2. Trường hợp sai thứ tự giao bóng, đỡ giao bóng hoặc bên bàn đứng
Trong trận đấu, nếu như một trong hai bên đối phương khi thực hiện giao bóng hoặc đỡ giao bóng trong luat bong ban không đúng lượt của mình, trọng tài sẽ phải dừng ngay trận đấu khi phát hiện được sai lầm của đội chơi và cho tiếp tục trận đấu vẫn đúng với tỷ số đã đạt được mà người giao bóng và đỡ giao bóng phải theo đúng thứ tự như đã được xác định lúc bắt đầu trận đấu. Còn trong cuộc đấu đôi, luật giao bóng được chọn bởi đôi có quyền giao bóng đầu tiên trong ván đã phát hiện ra sai lầm.
Trường hợp phải đổi bàn đứng, nhưng đối thủ không chịu đổi thì trọng tài có quyền dừng ngay trận đấu khi phát hiện ra lỗi sai này và cho tiếp tục trận đấu với tỷ số đã đạt được theo đúng phía bên bàn đứng như đã được xác định khi bắt đầu trận đấu.
Trong cuộc thi đấu bóng bàn khi kể các trường hợp nào chỉ cần các điểm đã đạt được trước khi bắt đầu phát hiện các sai lầm thì vẫn được được tính bình thường.
Biết cách quy định về luật giao bóng, đỡ bóng, đánh bóng trong luật bóng bàn giúp cho bạn thực hiện chiến đấu được tốt hơn, không vi phạm luật và đành điểm số cao nhất.