Ngày đèn đỏ là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

(GMT+7)

Ngày đèn đỏ là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như thế nào? Bài viết của chuyên mục khám phá sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh của mình để theo dõi sức khỏe, mời bạn đón đọc nhé!

Ngày đèn đỏ là gì?

Ngày đèn đỏ là cụm từ để chỉ kỳ nguyệt san của phụ nữ. Hiện tượng này sẽ xuất hiện với người phụ nữ khi đã đủ trưởng thành và lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra làm cho máu và mô chảy qua cổ tử cung và âm đạo đi ra ngoài. Là những gì xảy ra khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi tháng niêm mạc tử cung dày lên, mô và buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng hay còn gọi là noãn. Nếu một tinh trùng thụ tinh với trứng thì mô sẽ giữ nguyên vị trí để thụ thai. Nếu trứng không được thủ tinh thì sẽ đưa qua mô âm đạo. Mô đó chính là máu bạn nhìn thấy và quá trình hàng tháng này được gọi là kinh nguyệt.

Khi nào bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt?

Thường kinh nguyệt sẽ diễn ra lần đầu khi các bộ phận cấu tạo nên hệ thống sinh sản ở một cô gái đã trưởng thành. Đây là một giai đoạn quan trọng của tuổi dậy thì và thường bắt đầu từ độ tuổi 10-16. Trước thời gian chuẩn bị có kỳ kinh nguyệt cô gái đó có thể sẽ tiết ra dịch âm đạo rõ ràng hơn và thường tiếp tục diễn ra ở độ tuổi sinh sản và đến tuổi mãn kinh sẽ chấm dứt. Phần lớn phụ nữ mãn kinh thường rơi vào độ tuổi từ 45 – 55 tuổi.

ngay-den-do-la-gi-cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet
Ngày đèn đỏ là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Việc tính được kỳ kinh nguyệt của mình sẽ giúp bạn lên kế hoạch để chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân cũng như lường trước những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ.

Thế chu kỳ kinh nguyệt sẽ tính từ ngày nào? Theo các chuyên gia cho biết, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn tính chu kỳ kinh rõ hơn.

  • Bước 1: Bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng việc đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện, đây là ngày bắt đầu thấy hiện tượng ra máu.
  • Bước 2: Theo dõi cho đến ngày đèn đỏ tiếp theo xuất hiện và đánh dấu lại ngày đó. Đây là ngày kết thúc chu kỳ kinh.
  • Bước 3: Dựa vào 2 bước trên bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh của mình để từ đó tính được chu kỳ kinh
  • Bước 4: Bạn nên theo dõi liên tục trong 6 tháng để dễ dàng hơn trong việc tính chu kỳ kinh trung bình của mình là bao nhiêu nhé!

Ví dụ cụ thể:

  • Ngày đầu tiên của kỳ kinh lần 1 là 1/5/2020
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/5/2020
  • ===> Như thế thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.

Kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Độ dài của chu kỳ: Bình thường 1 chu kỳ kinh kéo dài từ 21 đến 35 ngày nhưng phổ biến nhất là 28 ngày. Bạn nên tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên.

Số ngày hành kinh: Chảy máu kinh nên kéo dài từ 3-7 ngày và lưu lượng máu chảy nhiều nhất vào khoảng giữa chu kỳ, ít dần ở đầu và cuối mỗi chu kỳ. Việc chảy máu bất thường giữa các chu kỳ là dấu hiệu của progesterone thấp – hormone đóng vai trò điều hòa kinh nguyệt.

Các cục máu đông: Máu đi qua cổ tử cung và âm đạo trong kỳ kinh nguyệt và sẽ sản sinh ra thuốc chống đông máu để vỡ máu sau đó niêm mạc tử cung bị bong tróc nhưng khi máu di chuyển nhanh hơn và nhiều hơn thì chất chống đông máu không thể theo kịp dòng chảy mà gây ra các cục máu đông.

Với những thông tin mà chúng tôi cập nhật trên liệu bạn đã hiểu rõ hơn về Ngày đèn đỏ là gì, cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Qua đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sức khỏe, sinh lý con người nhé!

Xem thêm: Ngày đèn đỏ của con trai có không? Sự thật về ngày của đàn ông

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá