Luật Đá Cầu Cơ Bản, Người Chơi Cần Ghi Nhớ

(GMT+7)

Luật Đá Cầu Cơ Bản, Người Chơi Cần Ghi Nhớ. Quy định về sân cầu, lưới cầu và trang phục thi đấu được quy định ra sao. Cùng thể thao tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Luật đá cầu cơ bản nhất

1.1. Sân cầu

Theo luật đá cầu, sân thi đấu của môn thể thao này phải nằm trên 1 mặt phẳng cứng. Sân được thiết kế thành hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 6.1m, chiều dài khoảng 11.88m. Kích thước tính tới mép ngoài của đường giới hạn kẻ trên sân.

Luật đá cầu cơ bản nhất
Luật đá cầu cơ bản nhất

Sân thi đấu đá cầu không được có vật cản xung quanh, phía trên ở độ cao 8m tính từ mặt sân để đảm bảo cho các cầu thủ chơi đá cầu hiệu quả nhất.

Trên sân đấu đá cầu sẽ có những đường giới hạn để phân biệt ranh giới, không gian của từng khu vực. Mỗi đội một phần sân thi đấu, ngăn cách bởi đường phân đôi sân chính giữa, nằm song song với đường biên ngang.

Tiếp đó là đường giới hạn khu vực tấn công, nằm song song với đường chia đôi sân, cách đường đó 1.98m.

Quy định về lưới

Một dụng cụ không thể thiếu trong bộ môn đá cầu đó chính là tấm lưới được mắc song song với đường chia đôi sân, rộng 0.75m và có chiều dài tối thiểu 7.1m.

Đối với luật thi đấu đá cầu nữ, chiều cao của lưới từ 1.5m, đối với đá cầu nam chiều cao từ 1.6m. Đối với các giải thi đấu thiếu niên, nhi đồng, chiều cao lưới khoảng 1.3m đến 1.4m.

Quy định về trang phục thi đấu

Khi thi đấu đá cầu, người chơi sẽ phải mặc những bộ quần áo thể thao, đi giày thể thao hoặc giày chuyên dụng dành riêng cho đá cầu. Những trang phục này tùy thuộc vào quy định của từng giải đấu.

Đối với đội trưởng đội đá cầu, trên cánh tay trái phải đeo băng. Các cầu thủ bắt buộc phải mặc áo in số ở trước và sau lưng.

Nếu người chơi không tuân thủ đúng quy định về trang phục thi đấu mà BTC yêu cầu sẽ không được quyền tham gia vào trận đấu.

Luật thay người

Bộ môn đá cầu cũng giống như trong bóng đá, các đội chơi có quyền thay đổi người khi cần thiết. Theo luật đá cầu mới nhất, mỗi đội được phép thay 3 cầu thủ trong 1 hiệp ở bất cứ thời điểm nào của trận đấu (tùy thuộc vào huấn luyện viên hoặc đội trưởng).

Tuy nhiên các đội phải thông báo trước cho trọng tài về kế hoạch thay đổi người của mình.

Tạm dừng trận đấu

Khi thi đấu sẽ có những lúc buộc phải dừng trận đấu để giải quyết các sự cố. Trọng tài sẽ là người đưa chỉ thị tạm dừng trận đấu, thời gian tối đa là 5 phút. Áp dụng với các trường hợp như: Sân có vật cản, cầu thủ bị chấn thương cần cấp cứu, khán giả gây rối…

Trong trường hợp sau 5 phút tạm dừng trận đấu, cầu thủ bị thương không thể tiếp tục trận đấu sẽ áp dụng tình huống thay người để đảm bảo trận đấu được tiếp tục.

Khi nghỉ giải lao giữa các hiệp, các cầu thủ chỉ có thể giải lao tại phần sân của mình, không được phép rời khỏi sân.

Cách tính điểm – luật thi đấu đá cầu

Đối với các trận thi đấu đá cấu, có tối đa 21 điểm cho mỗi trận đấu. Khi đối thủ mắc phải lỗi phát cầu, đội còn lại sẽ được tính một điểm đồng thời sẽ được phép thực hiện giao cầu.

Nếu kết thúc trận đấu, 2 đội hòa nhau sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên có 2 điểm cách biệt thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

Mỗi trận đấu sẽ có 2 hiệp đấu giống như bóng đá. Trong trường hợp mỗi đội thắng 1 hiệp sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ được gọi là hiệp 3 để phân thắng bại.

Ở hiệp phụ, điểm thắng dừng lại ở con số 15.  Khi tỉ số lên đến 8 điểm, hai đội chơi sẽ đổi sang để đảm bảo sự công bằng.

Trên đây là luật đá cầu đôi mới nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy nắm vững luật chơi, trước khi tham gia vào bộ môn thể thao hấp dẫn này nhé!

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá