Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách bảo quản tốt nhất
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Lúc này những giá trị dinh dưỡng cũng không còn nhiều nữa mà thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể như thế nào cùng chúng tôi đi khám phá nhé!
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Tại sao khoai lang mọc mầm?
Khoai lang thuộc loại củ để được trong thời gian khá lâu, khi khoai lang sống có thể bảo quản được trong 10 ngày và khoảng thười gian này bạn đem chế biến và dùng được bình thường. Nhưng nếu mọc mầm thì có thể do bạn bảo quản không đúng cách, để khoai ở nơi có nhiều nấm mốc và có độ ẩm cao thì đây là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Bản chất khoai lang mọc mầm cũng ăn được vì không sinh ra độc tố nhưng xét về giá trị dinh dưỡng thì khoai lang mọc mầm đã không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước khi chưa mọc mầm.
Mùi vị của chúng khi ăn cũng có sự thay đổi và đã không ngon và hấp dẫn như trước nữa. Khoai mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng dễ bị nhiễm nấm mốc sâm nhập. Loại nấm mốc sinh sản này có những đốm nâu và đen. Cho nên khi dùng khoai mọc mầm thì bạn cần quan sát kỹ xem có xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen hay không, nếu có thì củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố rồi nhé. Do nấm mốc nhất là loại ipomeamarone.
Chất này đã khiến cho củ khoai bị đắng nên ai ăn phải thì sẽ bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,…Vì vậy những người có đường tiêu hoá yếu như người già và trẻ nhỏthì không nên ăn khoai mọc mầm này nhé.
Làm gì với khoai lang mọc mầm?
Bạn muốn chế biến những củ khoai lang mọc mầm này thì hãy lưu ý một số điểm sau nhé:
- Bạn dùng dao để cắt và gọt bỏ hết những mầm của củ khoai đã mọc lên đi nhé.
- Bạn nên gọt vỏ và rửa thật sạch
- Bạn nên hòa muối vào chậu nước rồi ngâm củ khoai lang đó tối thiểu 30 phút đã nhé sau đó mới đưa đi chế biến.
Cách phòng chống ngộ độc khoai lang mọc mầm
Không nên tích trữ hay để khoai lang lâu
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Bạn tích trữ khoai lâu mà không biết cách bảo quản thường sẽ diễn ra hiện tược mọc mầm, nấm mốc và sẽ lãng phí. Nếu củ đó mới bắt đầu mọc mầm thì bạn sử dụng luôn và ngay tránh để vi khuẩn phát triển nhé!
Bảo quản khoai ở môi trường phù hợp
- Khoai lang là loại củ bạn không nên bảo quản ở tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ khiến khoai dễ mọc mầm hơn. Nhất nó còn khiến khoai mất mùi vị và bị héo nhanh hơn.
- Nên bảo quan ở nơi thoáng mát, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tránh bọc khoai quá kín.
- Cần bảo quản ở môi trường tốt thì thời hạn sử dụng mới được lâu hơn khoảng 10 ngày mà vị vẫn giữ như ban đầu.
Khoai lang mọc mầm có trồng được không?
Bước 1: Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Bạn mang đi rửa cho hết bùn đất sau đó dùng 3 que tăm xiên theo 3 hướng cách đều nhau, nên xiên thẳng vào tận tâm của củ khoai. Xong bạn đặt củ vào trong cốc nước thủy tinh sao cho ngập đến nửa củ là được.
Bước 2: Bạn để nơi thoáng khí, có ánh nặng nhẹ để cây có thể phát triển. Tầm 1 tuần sau thì mầm này bắt đầu mọc ở phía trên của khoai rồi nhé. Mỗi ngày bạn sẽ thấy củ cao lớn hơn cùng sự xuất hiện của lá non. Ngâm củ vào cốc nước cho đến khi xuất hiện 1 – 2 chiếc rễ chính xuất hiện ở ngay vị trí của mầm cây.
Bước 3: Chờ cho đến khi cây đã có đủ các bộ phận như: rễ, cành, thân, lá thì bạn nhẹ nhàng tách nó ra khỏi củ khoai.
Bước 4: Thấy cây đủ cứng cáp rồi thì hãy trồng vào chậu có đất xốp đã được chuẩn bị nhé. Bạn tưới cây đều đặn mỗi ngày và khi cây lớn bạn vừa có thể lấy rau ăn hàng ngày được nhé.
Hy vọng với những thông tin trên đây của chúng tôi cũng đã giúp bạn có thêm kiến thức mới về Khoai lang mọc mầm có ăn được không? rồi nhé để qua đó có thể áp dụng vào đời sống thực tế của bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Tại sao lá có màu xanh và những thông tin thú vị về lá cây