Giải đáp thắc mắc: Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là gì?
Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là gì? Câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhưng chưa có lời giải đáp cụ thể và bài viết dưới đây của mục khám phá sẽ trả lời cho bạn biết khi mặt trời liên thiên đỉnh là như thế nào nhé!
Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh
Theo hướng thiên văn học thì Thiên đỉnh được hiểu là điểm trên bầu trời thẳng với đỉnh đầu người quan sát. Chính xác hơn khi các định nghĩa dưới đây đều tương đồng với nhau:
- Điểm có độ cao bằng +90 độ
- Là cực đỉnh của hệ tọa độ chân trời
- Đó là điểm cắt giữa thiên cầu và đường nối từ tâm Trái đất qua vị trí người quan sát trên bề mặt Trái đất.
Qua đó bạn có thể hiểu về điểm đối diện với thiên đỉnh trên thiên cầu gọi là thiên để.
Đường kinh tuyến trời đi qua thiên đỉnh, thiên để và 2 thiên cực (Bắc-Nam).
Với hệ tọa độ chân trời thì góc thiên đỉnh nghĩa là góc giữa phương thẳng đứng với vị trí của một thiên thể và là góc phụ với góc cao khi so với phương nằm ngang gọi là chân trời.
Lúc này nếu góc thiên đỉnh của Mặt trời là 0°, Mặt trời ở cao 90° trên đỉnh đầu thì đây ta gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh.
Đối với trái đất, những người quan sát nằm ở khu vực giữa các chí tuyến Bắc Nam bao gồm cả xích đạo sẽ quan sát được hiện tượng này mỗi năm 2 lần. Còn với người nằm đúng tại 2 đường chí tuyến thì chỉ quan sát được 1 lần trong năm khi mặt trời lên thiên đỉnh mà thôi tức là vào ngày đông chí hoặc hạ chí.
Nếu người quan sát lại nằm ở vĩ độ cao hơn chí tuyến Bắc hoặc thấp hơn chí tuyến Nam sẽ không bao giờ quan sát được Mặt trời đi qua thiên đỉnh này nhé.
Địa điểm nơi Mặt trời lên thiên đỉnh còn được gọi là hạ điểm Mặt trời.
Ở chí tuyến Bắc Mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày 22/6 (tức ngày hạ chí) và ở chí tuyến Nam vào ngày 22/12 (ngày đông chí). Ở xích đạo, sẽ quan sát được 2 làn trong năm vào 2 ngày là 20/3 (xuân phân) và 23/9 (thu phân).
Bên cạnh đó người Hồi giáo còn dựa vào việc quan sát bóng của các vật trên mặt đất để tìm ra hướng thiêng qibla đến thánh địa Mecca nếu đúng lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại thánh địa vào các ngày 27-28 tháng 5 và 15-16 tháng 7.
Hiện tượng mặt trời có quầng sáng là sao?
Hiện tượng này khá khó gặp và không phổ biến như việc nắng mưa nhé, hiện tượng này được gọi là Halo do một nhóm các hiện tượng quang học được tạo ra bởi ánh sáng tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong khí quyển.
Quầng sáng xung mặt trời là do khúc xạ, phản xạ và phân tán ánh sáng qua các hạt băng lơ lửng trong đám mây ở độ cao lớn. Và khi ánh sáng đi qua các tinh thể này nó bị bẻ cong khoảng 22 ° và tạo ra một vầng tròn xung quanh mặt trời.
Có khá nhiều người lầm tưởng hiện tượng này là “cầu vồng” quanh mặt trời nhưng thực chất đây chính là một loại cầu vồng. Bởi quầng sáng cũng có màu sắc tương tự như cầu vồng và đều do hiện tượng quang học tạo ra từ các giọt nước, tinh thể đó.
Nhưng thực tế chưa có số liệu nào thống kê rõ về tần số của quầng sáng này cả và chúng ta cần phân biệt được giữa quầng sáng hình thánh bởi bụi kim cương ở tầng thấp khi có thời tiết lạnh và do các tinh thể băng trong đám mây.
Đến đây có lẽ bạn cũng biết được phần nào về hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh cũng như hiện tượng quầng sáng bao quanh mặt trời rồi nhé, đây thực sự là 1 điều thú vị đó. Hy vọng sẽ là kiến thức bổ ích cho bạn.
Xem thêm: Mặt trời mọc hướng nào?
- Mặt trời mọc hướng nào? Cách xác định hướng mặt trời mọc dễ dàng nhất
- Động đất là gì và nguyên nhân gây ra động đất – Điều bạn cần biết
- Sóng thần là gì và nguyên nhân, cách nhận biết sóng thần
- Hiện tượng nguyệt thực nhật thực là sao? xảy ra lúc nào?
- Trăng Xanh là gì? Siêu trăng xanh xuất hiện khi nào?