Vì sao lại có hiện tượng ngày và đêm? Nó hoạt động ra sao
Vì sao lại có hiện tượng ngày và đêm? Nó hoạt động như thế nào? Nếu bạn đang có những thắc mắc này hãy khám phá hết bài viết nhé.
Giải đáp thắc mắc vì sao lại có hiện tượng ngày và đêm
Khối hình cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì vậy mà nó đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục của nó, nên mọi nơi trên bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu ánh sáng đến.
Trái Đất có hình khối cầu và nó tự quay quanh trục từ tây sang đông vậy nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở những nơi có kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác nhau, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau cũng sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay là giờ mặt trời).
Hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào
Do trục Trái Đất nằm nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quay quanh mặt trời nên có những lúc Trái Đất ngả một nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía của mặt trời. Vì đường phân chia sáng tối là không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở vùng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam sẽ có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau tùy theo vĩ độ.
Do trục Trái Đất nằm nghiêng một góc 66o33′ so với mặt phẳng quỹ đạo và nó không đổi phương nên tùy vị trí mà ngày, đêm ở hai bán cầu sẽ dài ngắn khác nhau theo mùa và tùy theo vĩ độ.
Trên đây là những giải đáp chi tiết vì sao lại có hiện tượng ngày và đêm và hoạt động ngày và đêm diễn ra như thế nào được chúng tôi gửi đến quý khán giả, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Bài viết liên quan: Đại hồng thủy là gì?