Chạy ngắn có mấy giai đoạn – Chi tiết kỹ thuật chạy cự ly ngắn

(GMT+7)

Chạy ngắn có mấy giai đoạn, bao gồm những giai đoạn nào. Kỹ thuật chạy ngắn từ xuất phát, giai đoạn giữa hay về đích được thực hiện cụ thể ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của thể thao

1. Chạy ngắn có mấy giai đoạn – Kỹ thuật chạy cự ly ngắn

Chạy cư ly ngắn hay còn được gọi là hình thức chạy nước rút, trong kỹ thuật chạy này sẽ bao gồm những giai đoạn cơ bản sau : Giai đoạn xuất phát, kỹ thuật chạy giữa quãng,

1.1. Giai đoạn xuất phát

Bước đầu tiên là giai đoạn xuất phát trước tiên khi tiến hành chạy. Với kỹ thuật xuất phát có 2 cách  là xuất phát cao và thấp.

Chạy ngắn gồm những giai đoạn nào
Chạy ngắn gồm những giai đoạn nào
  • Với xuất phát thấp

Với kỹ thuật thực hiện thì người chạy cần đứng thẳng trước bàn đạp sau đó hạ từ từ người xuống, hai tay chống về phía trước mắt nhìn thẳng.

Bước tiếp theo từ từ chuyển trọng tâm dồn về phía trước, nâng mông lên cao, vai nhô về trước để chuẩn bị tư thế sẵn sàng. Khi hiệu lệch bắt đầu thì cần dồn toàn bộ sức chạy và lao người về phía trước với những bước chạy dài.

  • Với tư thế xuất phát cao

Ưu điểm của tư thế này là thoải mái, và giữ thân trên hơi dồn về trước 1 đầu và thân giữ thẳng, tay có thể buông thả lỏng.

Xem thêm : Chạy bền đúng cách – Kỹ thuật chạy bền không mất sức

1.2. Kỹ thuật chạy bộ giữa quãng

Trả lời cho câu hỏi chạy ngắn có mấy giai đoạn thì chúng ta sẽ có 3 giai đoạn và chạy bộ giữa quãng là giai đoạn thứ hai. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, người chạy cần chú ý tập trung và giữ vững vận tốc được duy trì trước đó.

Tốc độ chạy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả cũa mỗi cú đạp sau của 2 chân. Bởi vậy hãy duy trì động tác đạp sau, đảm bảo nhanh mạnh và đúng hướng. Vỡi mỗi thời điểm mà hạ chân chạm xuống đất cần di chuyển vai và hông mạnh về trước và hai tay nên nắm nhẹ.

Một phương thức để tiết kiệm sức của hai chân chính là người chạy cần đạp sau và đúng hướng, đồng thời cần phối hợp đạp sau với độ ngả của thân trên, cùng với dộng tác của cả hai tay. Những cơ tham gia vào quá trình đạp sau cần được nghỉ ngơi đúng lúc.

Để tiết kiệm sức lực cần hạn chế phản lực do chống trước bằng cách là hãy lựa chọn điểm đặt chân phía trước gần với điểm rơi của trọng tâm cơ thể.

  • Trong qua trình cạy cần duy trì cân bằng cơ thể
  • Kết hợp nhịp nhàng với bước thở giúp tần số bước chạy được điều chỉnh.
  • Hít thở bằng mồm và mũi, thở sâu, tích cực. Hãy hít thở sâu ngay từ những bước chạy đầu để giúp giữ vững nhịp thở và tránh thiếu oxy quá sớm gây kiệt sức.

1.3. Chạy ngắn có mấy giai đoạn – giai đoạn về đích

Đối với kỹ thuật chạy cự ly ngắn thì khi đã gần tới đích tốt nhất là bạn cần phải dồn toàn bộ sức lực cho việc duy trì tốc độ, tập trung sức ở những khoảng thời gian từ 15-20m khi gần tới đích. Ở giai đoạn này người cần ngả về phía trước nhiều hơn để giúp tận dụng hiệu quả việc đạp sau.

Vì cự ly chạy ngắn thường là khoảng 100m và thường được tính khi mà 1 bộ phận của thân trên chạm vào mặt phẳng có chứa vạch đích. Bởi vậy thường ở bước chạy cuối thường chủ động gập thân trên về trước để ngực có thể chạm vào dây đich. Ngoài ra, có thể chạm đích bằng vai bằng cách kết hợp hài hòa giữa việc gập thân trên dồn về phía trước và xoay thân để một vai chạm được tới đích.

Cần lưu ý khi chạy tới đích thì người tập cần chạy thêm vài bước nữa giúp cơ thể duy trì ở trạng thái cân bằng, tránh việc dừng đột ngột sẽ bị mát cân bằng gây ngã và chạm với người khác.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi chạy ngắn có mấy giai đoạn – Kỹ thuật chạy ngắn cơ bản nhất. Rất hy vọng những thông tin trên là bổ ích đối với bạn. Chúc bạn luôn dôi dào sức khỏe

Lưu lại: lịch bóng đá hôm nay | tỷ lệ kèo bóng đá